Quy trình sản xuất gỗ MDF như thế nào?

Nội thất Bắc Giang hôm nay sẽ giới thiệu cho quý vị biết được: Quy trình sản xuất gỗ MDF như thế nào? Quy trình này là dựa trên các dây chuyền sản xuất của nước ngoài. Gỗ MDF ở nước ta đang sử dụng chủ yếu nhập về từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Mỗi nước đều có những máy móc, công nghệ xử lý gỗ khác nhau. Tuy nhiên đều thực hiện qua các bước dưới đây.

Các bức cơ bản để sản xuất gỗ MDF:

Nếu đọc các bài viết tham khảo bạn sẽ thấy, 1 số đơn vị đưa ra hai quy trình sản xuất khô và quy trình ướt. Nhưng thực chất vẫn phải thực hiện các bước cơ bản dưới đây:

  • Bước 1: Gỗ sau thu hoạch được loại bỏ phần vỏ đưa vào máy băm thành các dăm gỗ. Sau đó đưa qua máy sàng lọc dăm gỗ đủ tiêu chuẩn chuyển qua giai đoạn tiếp. (Dăm gỗ quá bé <5mm, hoặc quá lớn >40mm loại ra để làm nhiên liệu).
  • Bước 2: Rửa dăm gỗ đạt chuẩn để loại bỏ các tạp chất (nhựa…). Sau đó được đun sôi trong 30p12s để làm mềm chất lignin trong gỗ. Cuối cùng chuyển qua máy để nghiền thành sợi gỗ (defibrator).
  • Bước 3: Sáp parafin được cho vào giai đoạn đầu bao phủ các sợi gỗ và được phân phối đều. Tiếp theo nhựa urê-formaldehyd được cho vào để tạo chất kết dính chính. Sáp cải thiện khả năng chống ẩm và keo nhựa giảm vón cục.

Hinh anh quy trinh san xuat go cong nghiep mdf

  • Bước 4: Quá trình sấy và làm nóng các vật liệu đã được trộn ở bước 3 để hình thành các sợi gỗ. Sợi này có thể sử dụng ngay hoặc cất đi lưu trữ.
  • Bước 5: Sợi gỗ được hút vào đỉnh của một dây chuyền, rồi dàn đều tạo thành các tấm thảm hình thành. Độ dày của thảm lúc này khoảng 230 – 610mm (gấp 1,5 lần độ dày của tấm thảm hoàn thiện cuối cùng. Thảm được nén trước rồi chuyển qua một máy ép nóng liên tục và giữ trong khoảng thời gian nhất định. Quá trình này kích hoạt nhựa liên kết tạo mật độ, cường độ của tấm gỗ.
  • Bước 6: Sau đó tấm gỗ được làm mát, cắt thành các tấm quy chuẩn. Trong một số yêu cầu về độ dày gỗ MDF cao hơn, người ta còn dán nhiều lớp gỗ hoàn thiện bước 5 chồng lên nhau để tạo độ dày theo yêu cầu.
  • Bước 7: Các tấm gỗ sau cùng được cắt tỉa các cạnh và chà nhám, rồi chuyển về kho.

(Trích Nguồn: Gỗ công nghiệp MDF đầy đủ nhất)

Tham khảo thêm các quy trình khô và quy trình ướt sản xuất gỗ MDF:

Sau khi đưa các loại gỗ vụn nhánh cây về nhà máy, sẽ được đưa vào thiết bị đập nhỏ ra, đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo tạo thành các bột gỗ sau đó đưa bột gỗ vào sản xuất ra gỗ MDF theo 2 quy trình sau:

  • Quy trình khô : keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã có keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
  • Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (matformation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

– Keo: chất kết dính thông dụng cho sản xuất MDF cũng như các lọai ván khác trong hiện nay là UF, PF, MF-UF, MF-PF.

Như vậy, qua quy trình sản xuất gỗ MDF ở trên, quý khách ở Bắc Giang nhất định sẽ phần nào hiểu thêm về cách làm gỗ MDF đang sử dụng phổ biến và thịnh hành hiện nay. Quý vị có thể xem thêm: Top 10 loại gỗ công nghiệp hiện đại nhất đang sử dụng rộng rãi hiện nay.

Hoặc xem lại bài viết cùng chủ đề: Gỗ MDF là gì có ưu điểm gì?

Posted in Tin mới and tagged , .